Chào mừng quý vị đến với diễn đàn

THẨM MỸ ÂM NHẠC

Trao Đổi Về Hòa Âm (tin hay không tin là ở cảm nhận âm nhạc cá nhân)

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
Tôi biết khi tôi nói điều này về hòa âm thì sẽ có nhiều người phản bác cho rằng tôi không biết gì về hòa âm, nhưng tôi vẫn nói theo quan điểm và kinh nghiệm riêng của tôi: không cần phải học hòa âm khi đã vững nhạc lý. Một câu hỏi để quý vị tìm ra câu trả lời: những nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng đầu tiên tại Châu Âu học hòa âm từ ai? Ai là thầy của Johan Sebastian Bach, cây đại thụ trong nghệ thuật đối âm và là người lập ra chuẩn 12 bán cung đều nhau? Và câu hỏi có thể đi ngược lại thời gian mà không bao giờ dứt: ai là thầy của thầy của người sáng tạo ra âm nhạc!

1. Vấn đề là phải biết cách soạn tiến hành hợp âm (chord progression) cho hay - vòng quãng 5 và cảm nhận về sự hòa quyện/hòa hợp giữa các hợp âm với nhau. Khi đã soạn tiến hành hợp âm đẹp là đã thực hiện 80% hòa âm rồi. Phần còn lại là tiết tấu/tiết tấu và đối âm.

Phải biết tưởng tượng để soạn tiết tấu/tiết điệu đệm cho hợp với giai điệu, và phải biết sáng tác giai điệu đối âm để đệm lót cho giai điệu. Toàn bộ chất liệu cho tiết tấu/tiết điệu và đối âm là từ giai điệu chính.

Do đó, muốn soạn hòa âm thì cũng phải có máu giai điệu và cũng phải biết sáng tác giai điệu. Và để có thể soạn được hòa âm hay thì phải sáng tác được giai điệu đẹp.

Khó mà hướng dẫn hòa âm qua các bài viết. Chỉ có gặp nhau để trao đổi/thảo luận bằng âm thanh hợp âm ngay trên tác phẩm thì mới vỡ ra nhiều điều hay được.

2. Không cần phải học đối âm vì đối âm phải tuân theo hợp âm. Vậy thì, cứ theo hợp âm mà phát triển đối âm và không nên trùng với giai điệu chánh. Những nhạc công "giang hồ" có tay nghề giỏi đâu có học đối âm mà họ vẫn đệm lót rất tốt vì họ nghe/tiên liệu được tiến hành hợp âm để đón đầu hòa âm và sáng tác giai điệu lót (đối âm) ngay tức thì.

Tóm lại về soạn hòa âm: là phải nghe được tiến hành hợp âm để phát triển phần đệm và đối âm. Cần phải có thêm tư duy sáng tạo (chứ không phải bắt chước) về giai điệu đệm lót dựa trên tiến hành hợp âm.

3. Hãy quên tất cả những qui định/luật lệ của hòa âm cổ điển! Hòa âm không có luật lệ và không có cấm đoán. Hạn chế duy nhất làm cản trở hòa âm là: cái đầu bó!

4. Khi lặp lại phiên khúc, phải biết "biến tấu" (vary/variation) để phong phú hóa hòa âm. Có thể biến đổi tiết điệu, hoặc thêm bớt nhạc cụ đệm, hoặc thay đổi cách hát/cách bè.

5. Ai cấm V -> IV? Vần đề là sau đó IV về đâu? Thường là về I. Hãy thử nghe tiến hành hợp âm này xem sao:

C -> E7 -> Am -> Dm -> G -> F -> C

6. Ai cấm quãng 5 và quãng 8 song song? Sự cấm đoán này là từ kiến thức mà tôi gọi là "hòa âm kỹ thuật khuôn khổ từ chương cổ điển". Quãng 5 song song được sử dụng rất nhiều trong nhạc pop rock, nghe rất "mạnh" và được gọi là "Power Chords" và thực tế có gây khó chịu và chỏi tai không?

Tóm lại, như tôi đã nói, hòa âm không có luật và không có hạn chế. 2 hạn chế là soạn tiến hành hợp âm không đẹp và không có óc phát triển giai điệu đối âm dựa theo tiến hành hợp âm để lót cho giai điệu chánh.

Hãy tham khảo văn bản nhạc các ca khúc của The Beatles, Bee Gees, Bread, Carpenters, Eric Woolfson... thì sẽ hiểu ra hòa âm theo vòng quãng 5 và hòa âm hoa mỹ (tức là hòa âm tự do miễn sao phần hòa âm khớp theo tiến hành hợp âm).

Để có được cảm âm tốt và bắt đúng hợp âm khi nghe một ca khúc hoàn toàn mới thì phải có...kinh nghiệm "chiến đấu" với nhạc. Có "đụng" với nhạc và đánh nhạc chung với ban nhạc để đệm cho ca sĩ hầu như mỗi ngày thì mới có khả năng "nghe hòa âm". Chắc chắn là rất nhiều bạn không bao giờ hoặc chưa có được dịp này. Vậy thì có cách là phải tự tập đánh đàn thật nhiều ca khúc có phần ghi hợp âm tốt. Nhưng chắc chắn lại không bao giờ có được vì không dễ có được những ca khúc Việt Nam có ghi tiến hành hợp âm đẹp, nhất là với ca khúc Việt Nam vì mỗi người viết hợp âm theo cách hiểu của họ.

Vậy chỉ còn cách là nghe ca khúc và chú ý đệm "mò" hợp âm theo. Cũng là cách vừa luyện đôi tai nhạy bén và tập đôi tay nhanh nhẹn để "chụp giật" hợp âm. Nhưng...đó là cách đệm "rừng".
 
Sửa lần cuối:

LƯU Ý VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Xin quý vị đăng ký tên thành viên là tên riêng cá nhân hoặc biệt danh, đúng tiếng Việt (có dấu đầy đủ), không viết tắt, không kèm số, không kèm tiếng nước ngoài, không trùng tên nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những người nổi tiếng và có ảnh chân dung đại diện (avatar thành viên). Chúng tôi sẽ xóa tên thành viên đăng ký không theo đúng các yêu cầu này.

LƯU Ý THÊM

Nhà cung cấp (Chúng Tôi) của dịch vụ cung cấp bởi trang web này (Dịch Vụ) không chịu trách nhiệm bất kỳ nội dung nào của thành viên (Nội Dung). Nội Dung được đăng chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.
Top