Chào mừng quý vị đến với diễn đàn

THẨM MỸ ÂM NHẠC

Nguyên Tắc Soạn Đối Âm

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
Đối âm là soạn ca khúc để đệm cho ca khúc. J.S.Bach là cây đại thụ trong nhạc cổ điển và ông là người viết đối âm cực kỳ hay. Viết đối âm không khó nhưng muốn viết đối âm để nghe thuận tai đòi hỏi 3 điều:

1. Biết viết giai điệu,

2. Biết lập tiết tấu và tiết điệu,

3. Thuộc lòng các nốt trong các hợp âm.

Bạn hãy quên đi những "điều luật" trong hòa âm cổ điển như: cấm quảng 5 và quảng 8 song song; cấm viết chéo bè, v.v... để thả hồn cho thoải mái bay theo cảm xúc của mình đối với ca khúc. Khi soạn hòa âm cho ca khúc, tôi xin các bạn lưu ý như sau:

+ Không nên nói khi đang có người nói. Khi người ta đang hát thì không nên soạn cho nhạc cụ độc tấu. Nếu làm như vậy thì cái gì là chánh? Ca khúc hay là nhạc đệm?

Như vậy khi giọng hát đang thể hiện, ta nên đệm hoặc rải hợp âm theo tiết điệu.

+ Nếu muốn nói khi người ta đang nói thì chỉ nói ít và nói khẻ hoặc vâng dạ, ầm ừ cho người nói biết là ta đang lắng nghe.

Điều này có nghĩa là: khi giai điệu hát nhiều nốt ngắn (nốt móc đơn và nốt móc đôi) thì giòng nhạc đệm chỉ hát các nốt kéo dài (nốt đen, nốt trắng, nốt tròn). Và khi giai điệu hát nhiều nốt kéo dài thì giòng nhạc đệm có thể hát nhiều nốt ngắn.

+ Khi giai điệu hát theo chiều đi lên, thì giòng nhạc đệm nên theo chiều đi xuống (nhất là giòng bass) và ngược lại.

+ Các câu nhạc hòa âm nên tuân thủ theo hợp âm. Thí dụ: với tuyến hợp âm cho ca khúc như sau

Em | D | Am | C | G | B7 | Em

thì các nốt trong giòng nhạc đệm phải được tiến hành di chuyển từ các nốt trong hợp âm Em để đến D, rồi đến Am, rồi đến C...

Và nên đặt nốt ở giai điệu hòa âm khác với nốt của ca khúc ở các đoạn dừng nghỉ (nhưng nốt này phải là nốt trong hợp âm) để tạo ra bè với giai điệu ca khúc.

Hòa âm, nếu không có giai điệu chánh, sẽ không có nghĩa và không diễn tả được điều gì cả. Một giai điệu không đẹp, dù người soạn hòa âm có cố công tôn tạo bằng thủ pháp hòa âm cũng vẫn là một giai điệu không đẹp. Nhưng một giai điệu đẹp, dù chỉ với hòa âm đơn giản (đệm bằng một guitar) hoặc không có hòa âm (hát "khô") thì cũng đủ làm mê mẫn người.

1. Hãy Cho Tôi Lời Ca
sáng tác: Đắc Tâm
phối hòa âm: Đắc Tâm
trình bày: Dzoãn Minh


2. Hãy Cho Tôi Lời Ca
sáng tác: Đắc Tâm
phối hòa âm: Tuấn Khanh
trình bày: Dzoãn Minh


3. Hãy Cho Tôi Lời Ca
sáng tác: Đắc Tâm
phối hòa âm: Trần Lê Quang
trình bày: Miên Thảo


Hay Cho Toi Loi Ca-Am.jpg
 

Đính kèm

  • Hay Cho Toi Loi Ca-DT (Dzoan Minh).mp3
    9.8 MB · Lượt xem: 931
  • Hay Cho Toi Loi Ca-TK (Dzoan Minh).mp3
    10.6 MB · Lượt xem: 521
  • Hay Cho Toi Loi Ca (Mien Thao).mp3
    8.8 MB · Lượt xem: 338
Sửa lần cuối:

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
Tôi chưa từng bao giờ dùng đến "thủ thuật" quantize trong việc phối hòa âm MIDI. Lý do rất đơn giản:

1. Chớ dại dột mà biến người thành máy! Quantize làm cho các nốt rơi đúng "ngay chốc" vào phách nhịp. Người thật đánh nhạc không thể nào máy móc như thế cả, phải có lúc lơi lã, dồn dập miễn sao không trật nhịp thôi.

Nếu cảm thấy nốt nào, hoặc đoạn nào có vẻ rơi khỏi nhịp thì quý vị chỉnh kéo từng nốt ấy bằng tay. Đáng bỏ công để làm việc này đấy vì sau cùng sẽ nghe ra "người" đánh hơn.

2. Trống thì bắt buộc phải đúng nhịp phách, nhưng đôi khi cũng cần phải "lơ lỡ" nhịp ở vài chỗ. Nên soạn trống bằng cách ghi từng nốt bằng tay cho 1 hoặc 2 nhịp rồi sau đó biến thành loop để kéo dài bao nhiêu nhịp cũng được.

Nếu quý vị soạn trống cũng trực tiếp từ MIDI keyboard và nghe có sai nhịp thì cũng nên sửa lại những nốt sai nhịp ấy bằng tay.

B. Quantize cho phép người sử dụng chọn các mức độ chính xác như:

+ eighth: nốt móc đơn (1/8 nốt tròn)
+ sixteenth: nốt móc đôi (1/16 nốt tròn)
+ 32nd: nốt móc ba (1/32 nốt tròn)
+ eighth triplet: nốt liên ba móc đơn
+ sixteenth triplet: nốt liên ba móc đôi

Bạn soạn phần nhạc với nốt có trường độ nhỏ nhất là nốt nào thì làm quantize theo mức độ chính xác như vậy. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là nốt sai, khi sử dụng quantize, sẽ được di chuyển về phía phách nhịp gần nó nhất, và có thể có nhiều nốt sai nhịp sẽ được gom chung về một chỗ khác ý định của người soạn nhạc để thành một hợp âm!

Lời khuyên: không nên bao giờ sử dụng lệnh "quantize" vì sẽ làm quý vị mất nhiều thời gian hơn để chỉnh sửa những cái sai trầm trọng do quantize gây ra.
 
Sửa lần cuối:

LƯU Ý VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Xin quý vị đăng ký tên thành viên là tên riêng cá nhân hoặc biệt danh, đúng tiếng Việt (có dấu đầy đủ), không viết tắt, không kèm số, không kèm tiếng nước ngoài, không trùng tên nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những người nổi tiếng và có ảnh chân dung đại diện (avatar thành viên). Chúng tôi sẽ xóa tên thành viên đăng ký không theo đúng các yêu cầu này.

LƯU Ý THÊM

Nhà cung cấp (Chúng Tôi) của dịch vụ cung cấp bởi trang web này (Dịch Vụ) không chịu trách nhiệm bất kỳ nội dung nào của thành viên (Nội Dung). Nội Dung được đăng chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.
Top