(Bài viết này chủ yếu dành cho những thành viên thích cân chỉnh âm thanh tham khảo thêm)
================
Sự nghèo nàn mà kỹ thuật digital đã mang lại cho âm nhạc là, ngoài sự nghèo nàn về thẩm mỹ âm nhạc với âm thanh điện tử “vòng lặp đóng hộp” máy móc đơn điệu (loops - chỉ dành cho những người thiếu kiến thức và trình độ cảm thụ âm nhạc chơi để giải trí mà thôi), còn là sự nghèo nàn trong âm thanh từ cách cân chỉnh âm thanh digital duy nhất trên toàn thế giới của hầu hết các thể loại nhạc là sự ồn ào, đục nhòa, chát chúa.
Dưới đây thêm một minh họa nữa cho sự nghèo nàn trong âm nhạc digital cho dù phương tiện kỹ thuật digital hiện đại hơn, chính xác hơn, tinh tế hơn và tiện dụng hơn thời kỹ thuật analog. Nói sao đây? Đó chính là sự nghèo nàn về cảm thụ âm nhạc và non kém về tai nghe, về kiến thức và kỹ thuật âm thanh, chứ không phải là sự nghèo nàn về kiến thức âm nhạc và sự lạc hậu về trang thiết bị âm thanh.
1. Trích đoạn ca khúc của một phòng thu có tiếng tại VN thực hiện với kỹ thuật digital trong năm 2014 và được tôi giữ nguyên âm lượng gốc trên audio CD đã phát hành:
Âm thanh pseudo-stereo ồn nhòa:
2. Trích đoạn ca khúc “The Great Gig In The Sky” của Pink Floyd, âm thanh analog phát hành năm 1973 và được chuyển sang digital với âm lượng gốc được tôi tăng lên 5dB cho cân với âm lượng trích đoạn âm thanh VN trên:
Âm thanh "The Great Gig In The Sky"-Pink Floyd +5dB:
3. Trích đoạn ca khúc của phòng thu có tiếng tại VN nói trên được tôi giảm âm lượng gốc xuống 4.7dB cho cân với âm lượng gốc của trích đoạn “The Great Gig In The Sky”:
Âm thanh pseudo-stereo ồn nhòa -4.7dB:
4. Trích đoạn ca khúc “The Great Gig In The Sky” với âm lượng digital gốc:
Âm thanh “The Great Gig In The Sky” gốc:
Nếu chỉ nhìn vào biểu đồ tần số âm thanh của 2 trích đoạn âm thanh có âm lượng to ngang nhau trên thì sẽ thấy âm lượng các tần số tương tự nhau nhưng thật ra chất lượng âm thanh hoàn toàn khác nhau. Như tôi đã nói, với âm thanh là PHẢI NGHE chứ không phải nhìn vì biểu đồ tần số không bao giờ "cho thấy" được chất lượng thực của âm thanh.
- Âm thanh của phòng thu có tiếng VN bị gom giữa, ồn nhòa, không đầy đặn, không rõ nét, không có “trọng lượng” và đập vào mặt người nghe - mà tôi gọi là âm thanh mono mô phỏng stereo (pseudo-stereo).
- Còn âm thanh của “The Great Gig In The Sky” trong sáng, rõ nét, có trọng lượng và nghe rất dễ chịu vì được cân chỉnh stereo 3D.
Biểu đồ tần số đoạn âm thanh gốc của phòng thu âm có tiếng Việt Nam
Biểu đồ tần số đoạn âm thanh +5dB của "The Great Gig In The Sky"
Ngoài ra, thêm một vấn đề tôi muốn nói đến qua trích đoạn âm thanh của phòng thu Việt Nam minh họa trên là: trình độ cảm thụ âm nhạc và tai nghề âm thanh của người cân chỉnh âm thanh cho ca khúc này non kém nên không thể thể hiện được ý đồ âm nhạc của người sáng tác ca khúc + người hòa âm phối khí bằng sự tinh tế, rõ nét trong từng âm thanh nhạc cụ và giọng người với không gian âm thanh 3D. Chỉ là sự um ù, đục nhòa, vang vọng và to ồn, xé tai với giọng hát "lòi" ra phía trước đập vào mặt người nghe.
Không lý nào hàng Pro Tools đồng bộ + 3 cặp loa kiểm âm + digital console + các hiệu ứng âm thanh chuyên nghiệp hàng hiệu cho ra chất lượng âm thanh đục nhòa, xé tai, to nhưng không đầy đặn như thế này?
Có lẽ tôi là người duy nhất ở Việt Nam biết cân chỉnh âm thanh digital tinh tế với không gian stereo 3D. Hãy nghe trích đoạn âm thanh digital ca khúc “Đàn Vang Tiếng Lòng” mà tôi đã cân chỉnh trong năm 2011 và biểu đồ tần số đoạn âm thanh này sau đây:
Âm thanh "Đàn Vang Tiếng Lòng" gốc của Đắc Tâm:
Biểu đồ tần số đoạn âm thanh gốc của Đắc Tâm
Cho nên tôi rất khắt khe và gay gắt đối với việc khoe khoang trang thiết bi âm thanh hàng hiệu đắt tiền một cách lố bịch nhằm che đậy cảm thụ thấp kém về thẩm mỹ âm nhạc tử tế và che giấu sự ngu dốt về kiến thức cân chỉnh âm thanh đúng đắn.
Và tôi lặp lại điều tôi nhận xét về âm nhạc giải trí thương mãi: âm nhạc như thế nào thì cách thể hiện và cách cân chỉnh âm thanh cũng sẽ như thế đó!
================
Sự nghèo nàn mà kỹ thuật digital đã mang lại cho âm nhạc là, ngoài sự nghèo nàn về thẩm mỹ âm nhạc với âm thanh điện tử “vòng lặp đóng hộp” máy móc đơn điệu (loops - chỉ dành cho những người thiếu kiến thức và trình độ cảm thụ âm nhạc chơi để giải trí mà thôi), còn là sự nghèo nàn trong âm thanh từ cách cân chỉnh âm thanh digital duy nhất trên toàn thế giới của hầu hết các thể loại nhạc là sự ồn ào, đục nhòa, chát chúa.
Dưới đây thêm một minh họa nữa cho sự nghèo nàn trong âm nhạc digital cho dù phương tiện kỹ thuật digital hiện đại hơn, chính xác hơn, tinh tế hơn và tiện dụng hơn thời kỹ thuật analog. Nói sao đây? Đó chính là sự nghèo nàn về cảm thụ âm nhạc và non kém về tai nghe, về kiến thức và kỹ thuật âm thanh, chứ không phải là sự nghèo nàn về kiến thức âm nhạc và sự lạc hậu về trang thiết bị âm thanh.
1. Trích đoạn ca khúc của một phòng thu có tiếng tại VN thực hiện với kỹ thuật digital trong năm 2014 và được tôi giữ nguyên âm lượng gốc trên audio CD đã phát hành:
Âm thanh pseudo-stereo ồn nhòa:
2. Trích đoạn ca khúc “The Great Gig In The Sky” của Pink Floyd, âm thanh analog phát hành năm 1973 và được chuyển sang digital với âm lượng gốc được tôi tăng lên 5dB cho cân với âm lượng trích đoạn âm thanh VN trên:
Âm thanh "The Great Gig In The Sky"-Pink Floyd +5dB:
3. Trích đoạn ca khúc của phòng thu có tiếng tại VN nói trên được tôi giảm âm lượng gốc xuống 4.7dB cho cân với âm lượng gốc của trích đoạn “The Great Gig In The Sky”:
Âm thanh pseudo-stereo ồn nhòa -4.7dB:
4. Trích đoạn ca khúc “The Great Gig In The Sky” với âm lượng digital gốc:
Âm thanh “The Great Gig In The Sky” gốc:
Nếu chỉ nhìn vào biểu đồ tần số âm thanh của 2 trích đoạn âm thanh có âm lượng to ngang nhau trên thì sẽ thấy âm lượng các tần số tương tự nhau nhưng thật ra chất lượng âm thanh hoàn toàn khác nhau. Như tôi đã nói, với âm thanh là PHẢI NGHE chứ không phải nhìn vì biểu đồ tần số không bao giờ "cho thấy" được chất lượng thực của âm thanh.
- Âm thanh của phòng thu có tiếng VN bị gom giữa, ồn nhòa, không đầy đặn, không rõ nét, không có “trọng lượng” và đập vào mặt người nghe - mà tôi gọi là âm thanh mono mô phỏng stereo (pseudo-stereo).
- Còn âm thanh của “The Great Gig In The Sky” trong sáng, rõ nét, có trọng lượng và nghe rất dễ chịu vì được cân chỉnh stereo 3D.
Biểu đồ tần số đoạn âm thanh gốc của phòng thu âm có tiếng Việt Nam
Biểu đồ tần số đoạn âm thanh +5dB của "The Great Gig In The Sky"
Ngoài ra, thêm một vấn đề tôi muốn nói đến qua trích đoạn âm thanh của phòng thu Việt Nam minh họa trên là: trình độ cảm thụ âm nhạc và tai nghề âm thanh của người cân chỉnh âm thanh cho ca khúc này non kém nên không thể thể hiện được ý đồ âm nhạc của người sáng tác ca khúc + người hòa âm phối khí bằng sự tinh tế, rõ nét trong từng âm thanh nhạc cụ và giọng người với không gian âm thanh 3D. Chỉ là sự um ù, đục nhòa, vang vọng và to ồn, xé tai với giọng hát "lòi" ra phía trước đập vào mặt người nghe.
Không lý nào hàng Pro Tools đồng bộ + 3 cặp loa kiểm âm + digital console + các hiệu ứng âm thanh chuyên nghiệp hàng hiệu cho ra chất lượng âm thanh đục nhòa, xé tai, to nhưng không đầy đặn như thế này?
Có lẽ tôi là người duy nhất ở Việt Nam biết cân chỉnh âm thanh digital tinh tế với không gian stereo 3D. Hãy nghe trích đoạn âm thanh digital ca khúc “Đàn Vang Tiếng Lòng” mà tôi đã cân chỉnh trong năm 2011 và biểu đồ tần số đoạn âm thanh này sau đây:
Âm thanh "Đàn Vang Tiếng Lòng" gốc của Đắc Tâm:
Biểu đồ tần số đoạn âm thanh gốc của Đắc Tâm
Cho nên tôi rất khắt khe và gay gắt đối với việc khoe khoang trang thiết bi âm thanh hàng hiệu đắt tiền một cách lố bịch nhằm che đậy cảm thụ thấp kém về thẩm mỹ âm nhạc tử tế và che giấu sự ngu dốt về kiến thức cân chỉnh âm thanh đúng đắn.
Và tôi lặp lại điều tôi nhận xét về âm nhạc giải trí thương mãi: âm nhạc như thế nào thì cách thể hiện và cách cân chỉnh âm thanh cũng sẽ như thế đó!
Đính kèm
Sửa lần cuối: