Chào mừng quý vị đến với diễn đàn

THẨM MỸ ÂM NHẠC

Khúc Thức Hòa Âm

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
KHÚC THỨC HÒA ÂM

Trước khi bắt đầu làm hòa âm cho một bài hát, người soạn hòa âm phải "tính toán" trước các yếu tố sau:

1. Xác định đúng cung (giọng): bài sẽ được ai hát? Và âm vực của người hát này rộng bao nhiêu? Dù cho các bạn soạn hòa âm trên tổng phổ hoặc trên MIDI, đừng nghĩ đơn giản là "nếu sai giọng, thì các nhạc công có thể dịch giọng trực tiếp trên văn bản hoặc dùng kỹ thuật trong MIDI để dịch giọng một cách dễ dàng" vì mỗi cung có thể gợi một cách hòa âm riêng do bị ảnh hưởng âm vực của nhạc cụ diễn tấu nhất là nhạc cụ đảm nhận phần trầm và nhạc cụ đảm nhận phần cao nhất.

Điều trên rất đơn giản nhưng có thể tối nghĩa với các bạn. Đối với các bạn đánh đàn guitar thì sẽ hiểu điều này ngay: một bài hát được soạn hòa âm ở cung Am, Em, Dm, G hoặc D sẽ đánh guitar nghe "réo rắt" và đầy đặn hơn vì có nhiều hợp âm dây buông.

2. Xác định các đoạn trong bài hát: phiên khúc, điệp khúc và phần kết (coda) để tính toán các tiết điệu. Một bài hát sẽ nghe hay thêm nếu đoạn điệp khúc được chuyển sang cách đệm với tiết điệu khác với đoạn phiên khúc.

Soạn chỉ một tiết điệu đệm cho bài hát sẽ không tạo màu sắc cho bài hát và có thể gây cảm nhận cho người nghe đây là một bài hát khiêu vũ.

[Nhân tiện tôi xin được mở ngoặc ở đây: có rất nhiều ca khúc nổi tiếng được hòa âm thành nhạc khiêu vũ và cũng có rất nhiều ca khúc khiêu vũ nổi tiếng.

Tôi phân chia ca khúc thành 4 thể loại:

- ca khúc để tiêu khiển (giải trí)

- ca khúc để khiêu vũ, để làm việc

- ca khúc để thưởng thức

- ca khúc để suy ngẫm

Khi một bài hát trở thành nổi tiếng thì có thể được hòa âm thành đủ 4 thể loại trên.]


3. Xác định lúc thể hiện đoạn giang tấu (khúc nhạc dạo giữa bài hát): khi dứt bài hát lần đầu? trước khi chuyển qua điệp khúc? hay hoàn toàn không có đoạn dạo giữa (giang tấu)?

Ngoài ra, các bạn có thể chuyển đoạn dạo giữa (giang tấu) sang một cung khác (ly điệu) để giúp tăng phần màu sắc âm thanh cho bài hát.

4. Xác định cách kết bài hát. Nếu bài hát có đoạn "để kết" (coda) thì các bạn nên tôn trọng vì đoạn này thường không thể tách rời khỏi bài hát được.

Có nhiều cách để kết bài hát và các bạn có thể pha trộn các cách này lại với nhau để kết thúc bài hát. Một vài cách thông dụng như sau:

- Hát lặp lại đoạn cuối ở 1/2 cung cao hơn.

- Hát lặp lại một lần câu cuối của bài hát và giảm tốc độ - rall.: rallentendo (chậm dần) hoặc rit.: ritardando (trì nhịp/ghìm tốc độ) ở những nốt cuối cùng để dứt.

- Hát lặp lại nhiều lần câu cuối của bài hát với âm lượng nhỏ dần (fade out).

- Hát lặp lại câu cuối ở bè quảng 3 (bè trên). Cách kết này tạo hiệu quả lơ lững, ray rứt, dấu hỏi.

- Hát dứt tức thì ở nốt cuối của bài hát cùng với nhạc đệm.

- Dùng một đoạn hay nhất trong bài hát để làm nhạc kết (không có giọng hát).

v.v...

Bài hát được kết tùy theo cảm nhận của người soạn hòa âm đối với bài hát.
 
Sửa lần cuối:

LƯU Ý VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Xin quý vị đăng ký tên thành viên là tên riêng cá nhân hoặc biệt danh, đúng tiếng Việt (có dấu đầy đủ), không viết tắt, không kèm số, không kèm tiếng nước ngoài, không trùng tên nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những người nổi tiếng và có ảnh chân dung đại diện (avatar thành viên). Chúng tôi sẽ xóa tên thành viên đăng ký không theo đúng các yêu cầu này.

LƯU Ý THÊM

Nhà cung cấp (Chúng Tôi) của dịch vụ cung cấp bởi trang web này (Dịch Vụ) không chịu trách nhiệm bất kỳ nội dung nào của thành viên (Nội Dung). Nội Dung được đăng chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.
Top