Nhạc lý là kiến thức căn bản-kiến thức nền trong mọi lãnh vực âm nhạc. Nên học chơi nhạc cụ đa âm như guitar, piano hoặc keyboard để học cùng lúc nhạc lý trong các bộ môn âm nhạc: sáng tác ca khúc, ký xướng âm, biểu diễn nhạc cụ, phối hòa âm. Khi học đánh đàn, đừng phí thời gian chỉ tập trung vào kỹ năng chơi nhạc cụ mà thôi mà nên tập thêm cùng lúc:
- tập xướng âm để luyện kỹ năng ký xướng âm
- tập nghe hợp âm và tập cảm thụ hòa âm để luyện kỹ năng phối hòa âm
- tập nghe cách tiến hành giai điệu qua các bài tập đánh đàn để luyện kỹ năng sáng tác âm nhạc
Cái khó là tìm được thầy dạy nhạc có kỹ năng chơi nhạc tốt (có cảm thụ âm nhạc đúng đắn), chơi nhạc cụ có cảm xúc, có hồn (chứ không phải chơi kỹ thuật) và có kiến thức hòa âm sâu rộng.
Nên tham khảo và nghe những bản nhạc tử tế trong nước và trên thế giới vì đó là bản nhạc mẫu dạy ta kỹ năng diễn tấu, nhạc lý và cảm thụ âm nhạc đúng đắn. Việc chọn lựa loại nhạc để nghe và để học tùy thuộc vào nhận thức, cảm nhận và quan điểm thẩm mỹ âm nhạc cá nhân nên khó có thể xác định thế nào là âm nhạc tử tế, đúng đắn được.
- tập xướng âm để luyện kỹ năng ký xướng âm
- tập nghe hợp âm và tập cảm thụ hòa âm để luyện kỹ năng phối hòa âm
- tập nghe cách tiến hành giai điệu qua các bài tập đánh đàn để luyện kỹ năng sáng tác âm nhạc
Cái khó là tìm được thầy dạy nhạc có kỹ năng chơi nhạc tốt (có cảm thụ âm nhạc đúng đắn), chơi nhạc cụ có cảm xúc, có hồn (chứ không phải chơi kỹ thuật) và có kiến thức hòa âm sâu rộng.
Nên tham khảo và nghe những bản nhạc tử tế trong nước và trên thế giới vì đó là bản nhạc mẫu dạy ta kỹ năng diễn tấu, nhạc lý và cảm thụ âm nhạc đúng đắn. Việc chọn lựa loại nhạc để nghe và để học tùy thuộc vào nhận thức, cảm nhận và quan điểm thẩm mỹ âm nhạc cá nhân nên khó có thể xác định thế nào là âm nhạc tử tế, đúng đắn được.
Sửa lần cuối: