Chào mừng quý vị đến với diễn đàn

THẨM MỸ ÂM NHẠC

Nhạc vàng, nhạc sến và nhạc sang. Quan điểm âm nhạc của cá nhân Đắc Tâm.

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
Nhân một câu hỏi được đặt ra cho tôi:

Trong tân nhạc Việt nam, theo chú, nhạc phẩm của nhạc sĩ nào là nhạc vàng? Nhạc của Trúc Phương, Châu Kỳ, Trần Thiện Thanh, Lam Phương có phải là nhạc vàng? Từ "nhạc vàng" từ đâu mà có?

Trả lời sau đây của tôi là quan điểm âm nhạc của cá nhân tôi:

"Nhạc vàng" do...người viết báo, sau 30/4/1975, đặt tên cho dòng tân nhạc miền Nam Việt Nam để đối lại với "nhạc đỏ".

Những tác giả được nêu tên thuộc dòng nhạc sến tuy Châu Kỳ, Lam Phương, Trần Thiện Thanh có những ca khúc thuộc dòng nhạc vàng.

Tôi thì xem "nhạc vàng" có nghĩa là nhạc đáng trân trọng và yêu quí và gồm những ca khúc của các tác giả thời tiền chiến như: Phạm Duy, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Thương, Dương Thiệu Tước... và của các tác giả tại miền Nam Việt Nam từ sau 1954 đến 30/4/1975 như: Vũ Thành An, Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Trường Sa, Trịnh Công Sơn (chỉ với những tình khúc)...

Số lượng ca khúc, tác giả cũng như số lượng người nghe nhạc vàng ít hơn rất nhiều so với số lượng ca khúc, tác giả và người nghe nhạc sến.

Thời trước 30/4/1975, tân nhạc miền Nam Việt Nam gồm các thể loại: nhạc lính, nhạc chiêu hồi, nhạc phản chiến, nhạc thính phòng, nhạc tình, nhạc trẻ, nhạc du ca, nhạc sinh hoạt/thanh niên/phong trào, nhạc thiếu nhi.

Thế hệ 8X và 9X có lẽ không biết đến những thể loại nhạc mà tôi nêu trên do không được chính thức phổ biến sau 1975, nhưng lại được nghe dòng nhạc sến thuộc thể loại nhạc tình và nhạc lính trước 1975 vì tính chất bình dân phổ thông đại chúng.

Trước 1975. muốn nghe nhạc vàng, phải đến các phòng trà ca nhạc (vì lượng khán giả ít), nhạc phản chiến, nhạc du ca thì chỉ được biểu diễn ngoài trời miễn phí cho giới sinh viên-học sinh.

Còn nhạc sến (đa số là nhạc lính, nhạc chiêu hồi) được phát thanh, phát hình rộng khắp và biểu diễn trong các chương trình Đại Nhạc Hội tại rạp hát (vì lượng khán giả rất đông).

Có một dòng nhạc nữa được gọi là..."nhạc sang". Có phải là nhạc không phải "nhạc sến"?
 

LƯU Ý VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Xin quý vị đăng ký tên thành viên là tên riêng cá nhân hoặc biệt danh, đúng tiếng Việt (có dấu đầy đủ), không viết tắt, không kèm số, không kèm tiếng nước ngoài, không trùng tên nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những người nổi tiếng và có ảnh chân dung đại diện (avatar thành viên). Chúng tôi sẽ xóa tên thành viên đăng ký không theo đúng các yêu cầu này.

LƯU Ý THÊM

Nhà cung cấp (Chúng Tôi) của dịch vụ cung cấp bởi trang web này (Dịch Vụ) không chịu trách nhiệm bất kỳ nội dung nào của thành viên (Nội Dung). Nội Dung được đăng chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.
Top