Chào mừng quý vị đến với diễn đàn

THẨM MỸ ÂM NHẠC

Gợi Ý Trong Việc Phổ Nhạc Cho Thơ

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
Định nghĩa của Đắc Tâm:

- Phổ thơ = hát thơ. Cách soạn nhạc đơn giản làm giai điệu thuận theo âm tiết câu thơ.

- Phổ nhạc = soạn ca khúc cho bài thơ. Ép lời thơ cho thuận theo giai điệu và tôn trọng nội dung bài thơ.

====================

Nên chọn bài thơ mang tâm sự của quý vị hoặc chạm được lòng quý vị về cách sử dụng từ ngữ, đảo từ, chơi chữ.

1. Tìm câu thơ gợi ý cho câu giai điệu khởi ý (motive):

Nên đọc lướt bài thơ nếu là người nhạy cảm để nắm thông điệp. Nội dung, thông điệp và ý nghĩa của bài thơ thường được kết luận trong 2 câu thơ cuối. Nếu cảm được bài thơ từ thông điệp đến từ ngữ khi đọc lướt qua thì sau đó nghiền ngẫm đọc lại thật kỹ để tìm gợi ý cho câu giai điệu khởi ý đồng thời tìm và sắp xếp những câu thơ để kết nối với nhau cho những đoạn giai điệu lặp lại, tái hiện. Tôi khuyên, vì chúng ta không phải là tài năng âm nhạc như Phạm Duy, Phạm Đình Chương hay Trịnh Công Sơn, nên không nên đụng đến những bài thơ tuy rất hay về từ ngữ và tốt về thông điệp nhưng khó có thể phổ nhạc được nếu không bị buộc phải hát thơ. Không có gì dở hơn hát thơ vì luật bằng trắc trong thơ đã tạo ra ý nhạc nên bất kỳ ai, nếu có chút máu văn nghệ cũng có thể hát được.

2. Lập tiến hành giai điệu với câu giai điệu khởi ý:

Sử dụng nguyên văn một câu thơ giúp để viết ra câu giai điệu khởi ý. Rồi khi đã có đoạn nhạc khởi ý này rồi thì không quan tâm đến bài thơ nữa mà độc lập làm tiến hành giai điệu theo phong cách của quý vị vì tôi quan niệm, đã là ca khúc thì giai điệu phải dẫn đạo. Tuy vậy, nên luôn tham khảo bài thơ để giúp dẫn ý cho giai điệu, để dẫn ý cho đoạn tương phản, cho điệp khúc.

Hơn nữa, cách soạn tiến hành giai điệu độc lập với bài thơ là tránh việc ngâm nga hát thơ.

Nói thêm: điều mà tôi rất dị ứng là soạn giai điệu phổ thơ theo các điệu nhạc khiêu vũ: tango, boston, valse, rhumba, chachacha...Ca khúc phổ thơ là để thưởng thức chứ không phải là để giải trí khiêu vũ.

3. Điệp khúc thể hiện thông điệp của bài thơ:

Điệp khúc phải tương phản với phiên khúc, là đoạn thường dễ tạo ấn tượng cho ca khúc, là đoạn tóm gọn nội dung ca khúc cho nên cũng nên chắt lọc từng câu thơ để thể hiện điều này.

4. Kết hợp ý thơ và lời thơ vào giai điệu:

Khi giai điệu đã được hoàn chỉnh với khúc thức tròn trịa thì mới đặt lời thơ và ý thơ vào. Quá trình này yêu cầu người phổ nhạc phải hiểu rõ nội dung, ý tứ của bài thơ để có thể "cắt dán", "ngắt véo" từ ngữ, "đảo lộn" cấu trúc khổ thơ để đưa lời vào cho khớp với ý nhạc mà không làm lệch thông điệp của bài thơ.

Và yêu cầu quan trọng khác khi đặt lời thơ vào giai điệu là CA TỪ PHẢI ĐƯỢC GIEO VẦN.

5. Hoàn chỉnh giai điệu:

Khi đặt lời thơ vào giai điệu cũng là giai đoạn mà quý vị dùng các thủ pháp trong kỹ thuật sáng tác ca khúc do Đắc Tâm biên soạn (http://thammyamnhac.com/threads/ky-...o-dac-tam-bien-soan-tai-lieu-pdf-43-trang.33/) để chỉnh sửa hoàn chỉnh giai điệu.
 
Sửa lần cuối:

LƯU Ý VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Xin quý vị đăng ký tên thành viên là tên riêng cá nhân hoặc biệt danh, đúng tiếng Việt (có dấu đầy đủ), không viết tắt, không kèm số, không kèm tiếng nước ngoài, không trùng tên nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những người nổi tiếng và có ảnh chân dung đại diện (avatar thành viên). Chúng tôi sẽ xóa tên thành viên đăng ký không theo đúng các yêu cầu này.

LƯU Ý THÊM

Nhà cung cấp (Chúng Tôi) của dịch vụ cung cấp bởi trang web này (Dịch Vụ) không chịu trách nhiệm bất kỳ nội dung nào của thành viên (Nội Dung). Nội Dung được đăng chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.
Top