Chào mừng quý vị đến với diễn đàn

THẨM MỸ ÂM NHẠC

Ý tứ, văn phong trong lời ca

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
songwritingpic.jpg

Hiện nay nhiều nhạc sĩ trẻ có cấp bằng âm nhạc nổi tiếng cổ súy cho cách sáng tác ca khúc với lời ca theo cách nói chuyện đời thường, thẳng đuột ý tưởng. "Nghĩ Sao Viết Vậy" là lối viết ca từ hiện đại sao cho lời ca càng gần với thực tế để người nghe hiểu được dễ dàng và thể hiện được sự chân thật và phong cách riêng của tác giả. Tôi xem quan điểm này xuất phát từ trình độ văn hóa thấp và nghèo tư duy văn học, là phá nét đẹp trong giai điệu và làm thô tục lời ca dính liền với ý nhạc.

Sáng tác ca khúc không phải chỉ là tạo ra ca khúc có giai điệu đẹp mà còn phải là bài hát truyền phát thông điệp đẹp cho cuộc sống, ý tứ lời ca nên bóng bẩy, ví von, ẩn dụ, tế nhị có văn hóa. Ca khúc không phải là bài hát với lời kể như trong giao tiếp bình thường hằng ngày.

Ý tứ, văn phong trong lời ca thể hiện phong cách và trình độ văn hóa của người sáng tác ca khúc. Người sáng tác ca khúc còn phải là người viết văn, làm thơ giỏi trong việc thể hiện ý tưởng bằng lời.

Tôi là người theo trường phái ca khúc tình cảm lãng mạn nên không chấp nhận văn phong bình dân, thẳng đuột, sống sượng đời thường. Người Việt Nam, bản chất kín đáo, tế nhị không như người Âu Mỹ thực tế, thực dụng, thẳng thắn.

Nên nghe các ca khúc của Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Phạm Duy, Từ Công Phụng, Ban nhạc Phượng Hoàng (Lê Hựu Hà-Nguyễn Trung Cang) để hiểu sự lãng mạn, bóng bẩy, tế nhị, ẩn dụ trong thông điệp/nội dung ca khúc Viêt Nam thuộc các thể loại.

Theo tôi, lời ca không nên quá bình dân đời thường mà phải bóng bẩy, tế nhị, ẩn dụ, ví von pha chút lãng mạn và điều rất quan trọng là phải kết dính vào nội dung tình cảm âm nhạc trong giai điệu.

Khi viết lời cho ca khúc người sáng tác phải hiểu, tuy lời ca bình dân mộc mạc đời thường nhưng nếu được chăm chút từ ngữ chính xác và tử tế, và được gieo vần thì câu ca sẽ đẹp ý hơn vì có chất văn học giống như lời thơ bình dân trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Không nên sử dụng những mỹ từ vô nghĩa và vô cảm (sáo ngữ).

Hơn nữa, lúc nào thơ và nhạc cũng hòa quyện với nhau. Trong thơ đã có ý nhạc cho nên trong nhạc phải có ý thơ.

Cho nên, khi hướng dẫn sáng tác ca khúc, tôi rất khắt khe trong cách viết lời ca cho ăn với ý nhạc, trong cách vận dụng từ ngữ cho ẩn dụ bóng bẩy văn hoa và câu ca phải được chăm chút gieo vần.

Với tôi, không có ca khúc và âm nhạc cũ/cổ điển và mới/hiện đại mà chỉ có ca khúc và âm nhạc đẹp hoặc nhảm mà thôi. Ca khúc đẹp là ca khúc tử tế:

- có giai điệu đẹp
- có thông điệp tốt cho cuộc sống thể hiện với lời ca như thơ có văn hóa tử tế
- được phối hòa âm kịch tính và ghi âm với âm thanh trong sáng, đầy đặn, rõ nét tinh tế có sắc thái
- ca sĩ thể hiện có hồn và tình cảm

Cho nên tôi đánh giá những ca khúc không đạt đủ chuẩn trên nhất là có lời ca thẳng đuột văn xuôi không được chăm chút gieo vần tải ý là ca khúc nhảm.
 
Sửa lần cuối:

LƯU Ý VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Xin quý vị đăng ký tên thành viên là tên riêng cá nhân hoặc biệt danh, đúng tiếng Việt (có dấu đầy đủ), không viết tắt, không kèm số, không kèm tiếng nước ngoài, không trùng tên nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những người nổi tiếng và có ảnh chân dung đại diện (avatar thành viên). Chúng tôi sẽ xóa tên thành viên đăng ký không theo đúng các yêu cầu này.

LƯU Ý THÊM

Nhà cung cấp (Chúng Tôi) của dịch vụ cung cấp bởi trang web này (Dịch Vụ) không chịu trách nhiệm bất kỳ nội dung nào của thành viên (Nội Dung). Nội Dung được đăng chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.
Top