1. Giải thích "nhạc dễ nghe" chỉ cần 4 từ là đủ: nhạc giải trí chợ. Nhưng giải thích "nhạc giải trí chợ" là gì thì khá dài dòng.
"Nhac giải trí chợ" là nhạc nghe vui tai để rao bán, mà để có thể bán được thì phải được quảng cáo. Mà để có thể quảng cáo được và hấp dẫn người, thường là giới trẻ (chiếm tỷ lệ dân số đông nhất) thì nhạc phải có tiết điệu hiện đại và nội dung phải hấp dẫn dễ hiểu (tính chất giải trí) với:
- kỹ thuật âm thanh hiện đại với các loops đóng hộp, điện tử nhảm nhí, âm lượng ồn ào và nhòa nhoẹt để được nén và tải lên internet để có thể nghe rõ "giọng ca" ngợp nghẹt và âm thanh tiết điệu trống um ù qua các máy hát có loa kém chất lượng tần số âm thanh như: laptops, i-Pads, smartphones...
- giọng hát yếu kém về cảm âm và non kỹ thuật nhưng được "chuốt" bằng tiện ích kỹ thuật số vi tính vuốt giọng và chỉnh sửa cao độ để bất kỳ người trẻ nào khi nghe cũng nghĩ là có thể dễ dàng hát theo được.
- ca khúc tạp nham vì có lời nhảm nhí lồng tiếng lóng bình dân vô học hoặc sáo ngữ vô nghĩa là tiếng Việt Nam còn giai điệu cũng rất giải trí vì sao y hoặc mô phỏng màu sắc âm nhạc giải trí tạp chủng của nhiều nước khác nhau.
Nhạc giải trí chợ luôn được thay mới theo trào lưu giải trí trên thế giới (tính bầy đàn) cũng như theo yêu cầu của những người biên tập chương trình ca nhạc giải trí có tài trợ quảng cáo thương mãi theo xu hướng giải trí trong từng quốc gia mô phỏng theo các game shows truyền hình trên thế giới (tính bắt chước).
2. Giải thích "nhạc khó nghe" thì cũng rất dài dòng vì sự lẫn lộn giữa thật và giả.
- Khó nghe vì ít người nghe được và không để bán, mà là để tác giả dàn trải nỗi lòng, tâm tư của tác giả qua nét nhạc riêng - đó là nhạc "khó nghe thật"-tức nhạc tử tế. Nhạc "khó nghe thật" thường đơn giản nhưng khó nghe, không dễ hiểu vì trong giai điệu-ca từ và trong văn phong bóng bẩy ẩn chứa nội dung, thông điệp về tâm tư tình cảm thật của chính tác giả. Người nghe phải cùng trình độ văn hóa và cảm thụ âm nhạc và có vốn sống như tác giả thì mới hiểu được loại âm nhạc tử tế này.
- Khó nghe để phô trương sự "kỳ dị không giống ai" cũng nhằm "gạ bán" tác phẩm từ những người tự cho là mình có đẳng cấp cao về âm nhạc trong đó có trình độ biết thưởng thức "âm nhạc cao cấp" - đó là "nhạc khó nghe giả". "Nhạc khó nghe giả" mô phỏng chất "đẳng cấp cao" đầy kỹ thuật nhạc viện trong âm nhạc: rắc rối, nhiêu khê, phức tạp nhưng rổng tuếch, không có khúc thức đẹp nhằm đánh đố người nghe và gây khó khăn cho người biểu diễn, còn ca từ được trau chuốt với mỹ từ rất bóng bẩy nhưng nội dung thông điệp thường nhảm nhí vô nghĩa vời những điều không có thật trong cuộc sống.
Trên đây là nhận xét của cá nhân Đắc Tâm về sự hình thành rõ ràng 2 thể loại nhạc và cách thể hiện âm nhạc giải trí và từ tế khác nhau trong 2 miền Nam Bắc tại Việt Nam trong gần 2 thập kỷ qua (từ năm 2006), tức là kể từ khi xuất hiện ý tưởng dùng âm nhạc làm phương tiện để đưa nghệ thuật vào "kinh doanh quảng cáo" để câu lượt người xem mà kiếm tiền từ các đơn vị tài trợ các chương trình này nhằm mục đích quảng cáo thương hiệu của họ (ý tưởng này xuất phát từ game show American Idol đầu tiên của Mỹ mà ở VN là Vietnam Idol và sau này biến dạng thành nhiều dạng game shows tạp kỹ khác): mang nghệ thuật trộn chung với các màn giải trí chợ.
"Nhac giải trí chợ" là nhạc nghe vui tai để rao bán, mà để có thể bán được thì phải được quảng cáo. Mà để có thể quảng cáo được và hấp dẫn người, thường là giới trẻ (chiếm tỷ lệ dân số đông nhất) thì nhạc phải có tiết điệu hiện đại và nội dung phải hấp dẫn dễ hiểu (tính chất giải trí) với:
- kỹ thuật âm thanh hiện đại với các loops đóng hộp, điện tử nhảm nhí, âm lượng ồn ào và nhòa nhoẹt để được nén và tải lên internet để có thể nghe rõ "giọng ca" ngợp nghẹt và âm thanh tiết điệu trống um ù qua các máy hát có loa kém chất lượng tần số âm thanh như: laptops, i-Pads, smartphones...
- giọng hát yếu kém về cảm âm và non kỹ thuật nhưng được "chuốt" bằng tiện ích kỹ thuật số vi tính vuốt giọng và chỉnh sửa cao độ để bất kỳ người trẻ nào khi nghe cũng nghĩ là có thể dễ dàng hát theo được.
- ca khúc tạp nham vì có lời nhảm nhí lồng tiếng lóng bình dân vô học hoặc sáo ngữ vô nghĩa là tiếng Việt Nam còn giai điệu cũng rất giải trí vì sao y hoặc mô phỏng màu sắc âm nhạc giải trí tạp chủng của nhiều nước khác nhau.
Nhạc giải trí chợ luôn được thay mới theo trào lưu giải trí trên thế giới (tính bầy đàn) cũng như theo yêu cầu của những người biên tập chương trình ca nhạc giải trí có tài trợ quảng cáo thương mãi theo xu hướng giải trí trong từng quốc gia mô phỏng theo các game shows truyền hình trên thế giới (tính bắt chước).
2. Giải thích "nhạc khó nghe" thì cũng rất dài dòng vì sự lẫn lộn giữa thật và giả.
- Khó nghe vì ít người nghe được và không để bán, mà là để tác giả dàn trải nỗi lòng, tâm tư của tác giả qua nét nhạc riêng - đó là nhạc "khó nghe thật"-tức nhạc tử tế. Nhạc "khó nghe thật" thường đơn giản nhưng khó nghe, không dễ hiểu vì trong giai điệu-ca từ và trong văn phong bóng bẩy ẩn chứa nội dung, thông điệp về tâm tư tình cảm thật của chính tác giả. Người nghe phải cùng trình độ văn hóa và cảm thụ âm nhạc và có vốn sống như tác giả thì mới hiểu được loại âm nhạc tử tế này.
- Khó nghe để phô trương sự "kỳ dị không giống ai" cũng nhằm "gạ bán" tác phẩm từ những người tự cho là mình có đẳng cấp cao về âm nhạc trong đó có trình độ biết thưởng thức "âm nhạc cao cấp" - đó là "nhạc khó nghe giả". "Nhạc khó nghe giả" mô phỏng chất "đẳng cấp cao" đầy kỹ thuật nhạc viện trong âm nhạc: rắc rối, nhiêu khê, phức tạp nhưng rổng tuếch, không có khúc thức đẹp nhằm đánh đố người nghe và gây khó khăn cho người biểu diễn, còn ca từ được trau chuốt với mỹ từ rất bóng bẩy nhưng nội dung thông điệp thường nhảm nhí vô nghĩa vời những điều không có thật trong cuộc sống.
Trên đây là nhận xét của cá nhân Đắc Tâm về sự hình thành rõ ràng 2 thể loại nhạc và cách thể hiện âm nhạc giải trí và từ tế khác nhau trong 2 miền Nam Bắc tại Việt Nam trong gần 2 thập kỷ qua (từ năm 2006), tức là kể từ khi xuất hiện ý tưởng dùng âm nhạc làm phương tiện để đưa nghệ thuật vào "kinh doanh quảng cáo" để câu lượt người xem mà kiếm tiền từ các đơn vị tài trợ các chương trình này nhằm mục đích quảng cáo thương hiệu của họ (ý tưởng này xuất phát từ game show American Idol đầu tiên của Mỹ mà ở VN là Vietnam Idol và sau này biến dạng thành nhiều dạng game shows tạp kỹ khác): mang nghệ thuật trộn chung với các màn giải trí chợ.