Chào mừng quý vị đến với diễn đàn

THẨM MỸ ÂM NHẠC

Thế Nào Là Giọng Hát Hay?

admin

Đắc Tâm
Thành viên BQT
Tham gia
16/8/18
Bài viết
1,341
Điểm
113
Tuổi
71
Nơi ở
Saigon
Website
www.thammyamnhac.com
Giọng hát như thế nào để được gọi là "giọng hát hay"? Một giọng hát có 2 tính chất: 1) chất giọng và 2) cách hát.

1. Chất giọng là thiên phú, bẩm sinh nên, cho dù có tập luyện như thế nào đi nữa thì cũng không thể "đổi" chất giọng được. Nếu bạn không được "trời cho" chất giọng tốt thì xin đừng mơ đến chuyện trở thành ca sĩ có tiếng.

2. Cách hát có thể luyện được để hát mà không làm phiền người nghe:

- phát âm cho rõ chữ. Tiếng Việt hay bất kỳ tiếng nước ngoài nào: hát đóng miệng cho rõ phụ âm cuối.

- hát vào thẳng chữ đầu câu ca, không lấy hơi để bắt trớn. Phần lớn các ca sĩ, kể cả ca sĩ được gọi chuyên nghiệp thanh nhạc, bị mắc lỗi đơn giản này. Chữ đầu của câu ca thường được lấy hơi bắt trớn nên nghe rất rõ một chút âm "ưm" trước khi phát âm vào đúng chữ.

Với tiếng Việt, phải biết nhả và đóng chữ cho rõ các âm: a, ă, â, i, iê, o, ô, u, ư, c, h, kh, n, ng, nh, t, th...

Nói thêm: Lỗi phát âm tiếng Việt mà tôi thường bắt đúng ở những người hát, kể cả ca sĩ gọi là "chuyên nghiệp" khi thu âm: 'phúc' được phát âm thành 'phúng', 'thức' phát âm thành 'thứng', 'thiết tha' thì nghe ra 'thiếng tha', 'tiếc' nghe thành 'tiếng'...Vậy đó, hát live thì gió thoảng mây bay và ít ai để ý (riêng tôi rất khắt khe, tôi nghe rất chi tiết cái "hồn" khi nhả chữ và cái "rõ ràng" khi phát âm trừ phi âm thanh live quá ồn và vang vọng mà thôi), nhưng khi thu âm thì mọi lỗi đều được ghi âm lại và phơi bày rất rõ ràng. Khỏi cải.

- phát âm cho tròn chữ ('im' khác 'iêm', 'yên' khác 'iên') và tách chữ, không để đuôi chữ đầu dính vào đầu chữ sau. Thí dụ: Cám Ơn Em, đừng hát để nghe thành: Cám -m-Ơn -n-Em.

- hát đúng và giữ đúng cao độ, không tuột giọng hoặc không đãi chữ.

- hát đúng nhịp nhạc đệm, đúng tốc độ ca khúc.

Hát được theo cách trên, tôi gọi là hát "đúng" và nếu có chất giọng tốt thì tôi gọi là hát "đẹp" chứ không phải là hát "hay".

3. Hát hay = hát có hồn:

- biết nhả chữ. Biết vuốt chữ, khi nhanh, gọn, khi dãn chậm để tạo nhấn nhá nhưng phải khớp với tốc độ nhịp nhạc. Hát không quá lơi nhịp, không quá buông thả nhịp đến mức thành lệch nhịp và không khớp vào nhịp nhạc cũng như trật với tiết tấu nhạc đệm.

- biết ngắt ca từ đúng chỗ để cho nội dung câu hát đúng nghĩa. Đôi khi sẽ không theo đúng văn bản ký âm gốc của nhạc sĩ sáng tác vì ca từ tuân theo tiết tấu giai điệu, nhưng lại đúng trọn vẹn với ý tứ câu hát.

- biết lấy hơi, cắt hơi, giữ hơi, ém hơi để nhấn nhá ca từ đúng chổ và đúng nghĩa trong từng câu hát dù rằng có thể sẽ không chính xác nhịp phách theo văn bản ký âm gốc của tác giả.

- vững nhịp để hát diễn = hát để tự sự, hát để tâm sự với người nghe. Hát khớp với tiết nhịp và tình cảm nhạc đệm, tức là nền nhạc dịu dàng thì phải hát sao cho dịu dàng, nền nhạc dồn dập thì phải hát dồn dập, nền nhạc nẩy thì phải hát nẩy. Thật vững nhịp để hát mà không phải nhịp chân, nhịp tay. Hát làm sao để người nghe có cảm nhận là nền nhạc "chạy" theo người hát chứ không phải là người hát "canh" hát theo tốc độ và nhịp của nhạc đệm. Hát "đùa" với nhịp - tức là hát khoan thai nhưng vào nhịp. Rất, rất nhiều ca sĩ không biết cách hát này. Thường là họ chỉ biết lơi nhịp mà thôi, lơi nhịp mà không ăn vào tiết nhịp nhạc và rất nhiều ca sĩ hát lơi đến mức thành lệch nhịp mà họ không biết như tôi đã nói ở phần trên.

Hiện nay, hầu như mọi người chỉ nghe được "lực hát" - hát cho vang thật to, "kỹ thuật thanh nhạc" - rung ngân, tròn vành, rõ chữ, gào sao cho "cao vút" "bay bổng". Cách nghe này là cách nghe theo dòng nhạc cổ điển, thanh nhạc và chỉ tạo ra cách hát kỹ thuật để khoe giọng - bel canto cổ điển.

Ít ai hiểu là với ca khúc đời thường phổ thông là phải hát mộc mạc, bình dị, hát bằng giọng thật, không phô trương kỹ thuật (dù rằng rất có kỹ thuật nhưng người nghe khó nhận biết), hát không ngân rung khoe giọng vô cảm. Hát "có hồn" để đưa ca khúc chạm vào tim người nghe.

Cái hay của người ca sĩ là tải được tinh thần nội dung ca khúc để người nghe xúc động chứ không phải để khoe giọng hát đẹp của mình để người nghe thán phục kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện.
 
Sửa lần cuối:

LƯU Ý VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Xin quý vị đăng ký tên thành viên là tên riêng cá nhân hoặc biệt danh, đúng tiếng Việt (có dấu đầy đủ), không viết tắt, không kèm số, không kèm tiếng nước ngoài, không trùng tên nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ hoặc những người nổi tiếng và có ảnh chân dung đại diện (avatar thành viên). Chúng tôi sẽ xóa tên thành viên đăng ký không theo đúng các yêu cầu này.

LƯU Ý THÊM

Nhà cung cấp (Chúng Tôi) của dịch vụ cung cấp bởi trang web này (Dịch Vụ) không chịu trách nhiệm bất kỳ nội dung nào của thành viên (Nội Dung). Nội Dung được đăng chỉ thể hiện quan điểm của tác giả.
Top